10/06/2022 19:14 GMT+7

11% công nhân thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng

MINH THÀNH
MINH THÀNH

TTO - 11% công nhân lao động thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng, 36% số công nhân lao động thỉnh thoảng phải vay tiền để chi tiêu sinh hoạt, khám chữa bệnh. Họ phải làm việc với cường độ cao, kéo dài nhưng tiền lương không cao.

11% công nhân thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng - Ảnh 1.

Giá cả leo thang khiến công nhân lao động gặp khó khăn, nhiều người phải thường xuyên vay tiền để chi tiêu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lương không đủ sống

Các chuyên gia đã cho biết như vậy tại hội thảo "Tương lai nào cho người lao động nhìn từ góc độ tài chính và an sinh xã hội?" do báo Tiền Phong tổ chức hôm nay 10-6.

TS Vũ Minh Tiến, viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho hay với mức thu nhập như hiện nay, công nhân, người lao động hiện đang có cuộc sống bấp bênh.

"Theo đánh giá chung, có 11% công nhân lao động thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng, 36% số công nhân lao động thỉnh thoảng phải vay tiền để chi tiêu sinh hoạt, khám chữa bệnh… Mặt khác, công nhân lao động làm việc với cường độ cao, kéo dài nhưng tiền lương không cao. Người lao động nếu không làm thêm giờ thì không đủ sống, tương lai bấp bênh", TS Vũ Minh Tiến nói.

Người cần đảm bảo an sinh xã hội nhất lại không tham gia bảo hiểm

Ông Tiến cũng cho biết hiện cả nước có khoảng 50 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, tăng nhẹ so với năm ngoái. Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội rất cao - đến 95-97%, nhưng có một thực tế đáng lo ngại là đối tượng cần đảm bảo an sinh xã hội nhất, cần tham gia bảo hiểm xã hội nhất, là người thu nhập thấp, người nghèo... thì lại không tham gia.

Nói về việc người lao động quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần, ông Vũ Minh Tiến nhận định hàng triệu người lao động dù biết là thiệt thòi về sau nhưng vì cuộc sống quá khó khăn trước mắt nên đành rút, cũng vì lo sợ chính sách bảo hiểm xã hội thay đổi và có thể thiệt thòi hơn về sau. 

Do đó, ông Tiến đề nghị tuyên truyền đúng đắn cho người dân để hiểu rõ vấn đề này. Các cơ quan chức năng cũng cần thay đổi chính sách để đảm bảo an sinh, việc làm cho người lao động trong thời gian tới.

Ông Lưu Kim Hồng, chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM), cho biết các doanh nghiệp FDI muốn cho lao động lớn tuổi (40-45 tuổi) nghỉ việc nên nhiều công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để có 1 cục tiền giải quyết khó khăn trước mắt, được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 

Sau khi nghỉ việc, họ làm thời vụ. Ở nhiều doanh nghiệp, công nhân thời vụ nhiều hơn công nhân chính thức.

"Để bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh đúng nghĩa, các cơ quan hãy tuyên truyền cho công nhân tuổi 40-45 hiểu sự cần thiết của lương hưu. Ai cũng hiểu lương hưu có lợi nhưng trong thời gian nghỉ họ làm gì, lấy gì đóng? Nếu làm được việc này, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ giảm", ông Hồng trao đổi.

Đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm trường hợp mua bán bảo hiểm xã hội

TTO - Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm trường hợp mua bán bảo hiểm xã hội.

MINH THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đồng loạt tung ra sản phẩm mới, hợp đồng bảo biểm mua trước tháng 7-2025 sẽ ra sao?

Nửa đầu năm 2025, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam tích cực tái cấu trúc danh mục sản phẩm theo Nghị định 46 của Chính phủ.

Đồng loạt tung ra sản phẩm mới, hợp đồng bảo biểm mua trước tháng 7-2025 sẽ ra sao?

Tây Ninh xin thí điểm chính sách, đầu tư sân golf, casino tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

Nhiều chính sách thí điểm để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đang được tỉnh Tây Ninh trình để các bộ, ngành thẩm định.

Tây Ninh xin thí điểm chính sách, đầu tư sân golf, casino tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

‘Hết hồn’ với số tiền dư hơn 3.000 tỉ, gần nửa tổng vốn dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91

Nhiều bạn đọc 'hết hồn' với dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 có tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỉ đồng, nhưng bị tính dư hơn 3.000 tỉ đồng.

‘Hết hồn’ với số tiền dư hơn 3.000 tỉ, gần nửa tổng vốn dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91

Pháp hy vọng đón thêm nhiều nhà đầu tư Việt Nam

Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM nói hợp tác song phương rất sôi động và đa dạng, Pháp hy vọng đón thêm nhiều nhà đầu tư Việt Nam.

Pháp hy vọng đón thêm nhiều nhà đầu tư Việt Nam

Thủ tướng: Khuyến khích kinh tế số nhưng phải chặn hàng giả

Thủ tướng nêu rõ thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, tạo thuận lợi rất lớn cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng: Khuyến khích kinh tế số nhưng phải chặn hàng giả

Giá nhà ở Anh khó phục hồi sau thay đổi thuế trước bạ

Thị trường nhà ở Anh đang chật vật phục hồi sau sự thay đổi thuế trước bạ và tình hình kinh tế bất ổn kéo dài, khiến giá cả trì trệ vào tháng trước.

Giá nhà ở Anh khó phục hồi sau thay đổi thuế trước bạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar