14/06/2011 06:04 GMT+7

10.000 tỉ đồng ngầm hóa lưới điện

QUANG KHẢI thực hiện
QUANG KHẢI thực hiện

TT - UBND TP.HCM vừa chấp thuận về mặt chủ trương cho Tổng công ty Điện lực TP (EVN HCMC) triển khai đề án ngầm hóa lưới điện, kết hợp ngầm hóa dây thông tin trên địa bàn TP giai đoạn 2011 - 2020.

Phóng to
Dây điện mạng nhện tại TP.HCM

Ông Phạm Quốc Bảo, phó tổng giám đốc EVN HCMC, cho biết:

Phóng to

Ông Phạm Quốc Bảo - Ảnh: Q.KHẢI

Ngầm hóa theo quy hoạch

Theo quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện TP.HCM giai đoạn 2010-2015 có xét đến năm 2020 được Bộ Công thương phê duyệt, đến năm 2015 lưới điện trung thế nổi hiện hữu tại các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 10, 11 sẽ được ngầm hóa từ 90-100%; tại các quận: 6, 7, 8, 9, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức sẽ được ngầm hóa từ 70-80%; các quận huyện còn lại sẽ xem xét ngầm hóa phù hợp với sự phát triển hạ tầng. Theo Sở Công thương TP, quy mô, tiến độ đề ra trong đề án ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông của EVN HCMC phù hợp với quy hoạch trên.

- Theo đề án có 337 tuyến đường, bốn cụm dân cư với tổng chiều dài lưới điện được ngầm hóa là 2.240km. Tổng kinh phí thực hiện dự án dự kiến khoảng 10.000 tỉ đồng. Dự án chia làm hai giai đoạn: từ 2011-2015 và từ 2016-2020. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ thực hiện ngầm hóa trên 141 tuyến đường khu vực Q.1 và Q.3 như: Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, khu vòng xoay trước chợ Bến Thành và công viên 23-9.

Ngoài ra, các tuyến đường giao thông chính và liên quận như: Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Hữu Cảnh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ... cũng được ưu tiên thực hiện ngầm hóa. Tổng khối lượng ngầm hóa lưới cao-trung-hạ thế của giai đoạn 1 hơn 930km. Giai đoạn còn lại hoàn tất ngầm hóa khu vực nội thành và các khu vực lân cận như các quận: Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, 2, 4, 5, 6, 10, 11...

*Ngoài ngành điện, một số đơn vị viễn thông cũng đầu tư ngầm hóa, liệu có xảy ra cảnh “mạnh ai nấy làm” không, thưa ông?

- Khối lượng cần phải ngầm hóa từ hệ thống điện đến dây thông tin hiện nay rất lớn, vốn đầu tư nhiều nên nhiều đơn vị cùng tham gia thực hiện ngầm hóa là điều tốt. Theo nguyên tắc, khi triển khai một dự án ngầm hóa trên tuyến đường nào đó thì đơn vị chủ đầu tư phải đưa ra được phương án ngầm hóa chung cho các đơn vị có cáp điện, viễn thông chứ không làm đơn lẻ. Phương án ngầm hóa của ngành điện cũng vậy. Chủ đầu tư các dự án ngầm hóa phải gửi kế hoạch dự kiến ngầm hóa hằng năm cho tất cả đơn vị có cáp điện, viễn thông biết để phối hợp.

*Chỉ tính riêng giai đoạn 1 đã có trên 140 tuyến đường bị đào xới để lắp đặt cáp ngầm. Liệu việc này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân như thế nào?

- Chúng tôi chia nhỏ khối lượng công việc theo từng năm một. Trong năm 2011 chúng tôi dự kiến ngầm hóa hơn 60km lưới trung hạ thế, năm 2012 là 150-200km... Việc triển khai công tác ngầm hóa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người dân nhưng chúng tôi thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất. Cụ thể như rút kinh nghiệm từ việc thực hiện ngầm hóa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.1), thời gian tới chúng tôi thực hiện công việc vào ban đêm, làm cuốn chiếu từng đoạn và đến mờ sáng hôm sau là dọn dẹp sạch, trả lại hiện trạng đường gần như cũ. Ngoài ra, để tránh tình trạng đào xới vỉa hè nhiều lần gây lãng phí và bức xúc trong dân, chúng tôi cũng liên hệ với quận huyện để phối hợp triển khai cùng với các công trình hạ tầng khác.

*Việc triển khai ngầm hóa chủ yếu trên vỉa hè nhưng nhiều tuyến đường hiện nay quá chật hẹp, thậm chí không có vỉa hè. Như vậy việc triển khai ngầm hóa bằng hào kỹ thuật liệu có khả thi?

- Đúng là hiện nay trên địa bàn TP không phải đường nào cũng có vỉa hè đủ rộng để lắp đặt hào kỹ thuật như đã làm ở đường Trần Hưng Đạo. Khảo sát thực tế cho thấy có những tuyến đường lề rộng trên 5m, thuận lợi trong việc bố trí các công trình ngầm bằng hào kỹ thuật, nhưng cũng có nhiều tuyến đường có lề rất nhỏ, thậm chí không có lề. Vì vậy, giải pháp thi công ngầm hóa đưa ra trong đề án linh động cho phù hợp địa hình cụ thể. Ví dụ ngoài hào kỹ thuật còn có phương pháp thi công luồn cáp trong ống nhựa chôn trực tiếp xuống đất, luồn cáp trong ống đặt trong các khối bêtông...

*Với kinh phí quá lớn là 10.000 tỉ đồng, EVN HCMC sẽ huy động từ những nguồn nào?

- Tính ra trung bình mỗi năm ngành điện cần 800 - 1.000 tỉ đồng cho công tác ngầm hóa. Đây là số tiền lớn trong khi kinh phí của ngành điện có hạn và còn phải tập trung vào việc đầu tư cải tạo phát triển lưới điện. Vì vậy, EVN HCMC chỉ đầu tư một phần, phần còn lại kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đề xuất UBND TP đưa những dự án ngầm hóa vào các công trình được hỗ trợ lãi suất để được vay vốn hỗ trợ kích cầu, vay vốn tín dụng thương mại.

QUANG KHẢI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar