31/03/2017 19:30 GMT+7

10 câu hỏi đầy 'chất chưởng' trong phim võ hiệp kỳ tình

THỤC NGHI - Theo SINA
THỤC NGHI - Theo SINA

TTO - Phim võ hiệp Hong Kong, Trung Quốc có những cảnh quay được đóng gói trong “khuôn khổ”, tạo thành quy luật bất thành văn. Dưới đây là 10 câu hỏi thú vị về những cảnh phim võ hiệp quen thuộc.

1. Vì sao nơi dừng chân của các hiệp khách trong giang hồ luôn là “Quán trọ Duyệt Lai”?

Ảnh: Sina

- “Quán trọ Duyệt Lai” trong thế giới võ hiệp là nhà trọ có lịch sử lâu đời, phòng ốc rộng lớn, giá cả hợp lý, làm ăn chân chính, nên nổi tiếng gần xa.

2. Tại sao các loại thuốc cực độc đều phải “nhập khẩu” từ Tây Vực, mà không phải được bào chế tại Trung Nguyên?

Ảnh: Sina

- Ở Tây Vực có rất nhiều côn trùng và thảo mộc độc hại, người Trung Nguyên rất ít người biết đến, nên những kẻ ác thường lấy những thứ đó bào chế thành thuốc cực độc hại người.

3. Lúc vào quán ăn, các hiệp khách luôn gọi độc nhất một món: “Hai cân thịt bò, một tỉnh Nữ Nhi Hồng”, sao lại thế?

Ảnh: Sina

- Vì những người hành tẩu giang hồ không phải là phú hộ, túi tiền của họ chỉ cho phép họ có thể gọi một món thịt và một bầu rượu.

4. Tại sao khi nữ cải nam trang, đặc điểm để nhận diện họ là con gái nhất định phải là lúc búi tóc bị tháo rời để lộ mái tóc dài buông xõa?

Ảnh: Sina

- Vào thời phong kiến, con gái có mái tóc dài thướt tha, khi búi tóc bị tháo bung ra, mái tóc mượt mà của họ tung bay trong gió là nét nữ tính rất đặc trưng giúp các trang nam nhi nhận diện ra ngay họ là phái yếu.

5. Khi các đại hiệp đấu với sơn tặc thường xuất hiện hai trường hợp: Một là tung một chiêu là chí mạng, hoặc là tỷ thí võ công rất lâu tưởng chừng không có hồi kết thúc?

Ảnh: Sina

- Sơn tặc có hai loại: Một loại võ công cao cường, còn loại kia chỉ là lâu la tiểu tốt, không đáng bận tâm.

6. Cớ gì mà các cao thủ ẩn mình trong cung đều là công công?

Ảnh: Sina

- Vì các bí kíp võ công có một quy định là muốn luyện được thì phải tịnh thân, vì thế người bình thường không ai dám luyện cả, chỉ có các công công.

7. Vì sao Thiếu Lâm Tự thường bị đánh cắp bí kíp võ công?

Ảnh: Sina

- Các vụ trộm cắp thường xảy ra vào ban đêm, mà ban đêm thì phương trượng và các đệ tử Thiếu Lâm đều nghỉ ngơi, tập trung tụng kinh, nên canh phòng lơ là.

8. Các tay thợ rèn sao chỉ rèn đao, kiếm mà không rèn thứ khác?

Ảnh: Sina

- Thời ấy, an ninh trật tự còn kém, nạn cướp bóc thì nhiều, vì thế mỗi người đều tự trang bị vũ khí tự phòng thân. Trước tình hình này, thợ rèn đành phải chạy theo nhu cầu thị trường, rèn vũ khí để mưu sinh.

9. Khi lần đầu gặp nhau, các hiệp khách trên giang hồ thường nói cùng một lời thoại: “Tại hạ là…, người trong giang hồ thường gọi là...” - “Thì ra là …, nghe danh đã lâu, nay mới gặp, đúng là danh bất hư truyền”?

Ảnh: Sina

- Vì đó là khẩu khí của người xưa? Cũng giống như thời nay, khi giới trẻ gặp nhau thường nói: “Hi, lâu quá không gặp!”, “Dạo này sao rồi?”, “Khỏe không?...

10. Trong các cuộc tỷ thí võ công, việc gì mà các cao thủ phải phi thân để lên được võ đài?

Ảnh: Sina

- Vì phi thân lên võ đài mới thể hiện được khí thế và thân thủ bất phàm của mình, áp đảo tinh thần chiến đấu của đối thủ.

THỤC NGHI - Theo SINA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar